Năm 2020, tổng doanh thu của Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng đạt 2.154 tỷ đồng, bằng 90,1% kế hoạch (KH), giảm 9,4% so với năm 2019.
UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh năm 2020 gồm: Nà Bát, xã Hồng Việt (Hòa An); Bản Tin, xã Hạnh Phúc (Quảng Hòa); Nà Cháo, xã Sóc Hà, Bản Chá, xã Ngọc Đào (Hà Quảng); Bó Chiêu, xã Phan Thanh (Bảo Lạc).
9 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,56% so với cùng kỳ năm 2019.
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 05/2020/TT-BTNMT ngày 31/8/2020 quy định kỹ thuật về thăm dò, đánh giá trữ lượng đá khối sử dụng làm ốp lát và mỹ nghệ.
Sáng 9/9, Đoàn công của tỉnh do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn khảo sát thực tế các địa điểm đổ thải thuộc Dự án khai thác lộ thiên mỏ sắt Nà Rụa tại 2 phường: Hòa Chung, Tân Giang (Thành phố).
Mỏ đá Thua Phja, xóm Bó Giới, xã Chu Trinh (Thành phố) do Công ty Khoáng sản và Thương mại Thành Phát đầu tư đã chấp hành theo chỉ đạo của UBND tỉnh, nỗ lực khắc phục những tồn tại, ý kiến phản ánh của người dân khu vực xung quanh mỏ đá.
Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng là nơi hội tụ văn hóa đặc sắc riêng, đa dạng từ bề dày văn hóa, lịch sử hàng nghìn năm của nhiều dân tộc thiểu số (DTTS) Tày, Nùng, Mông, Dao… cùng quần cư sinh sống. Các dân tộc có điều kiện sinh sống tự nhiên, lao động sản xuất, văn hóa, lịch sử đã tích lũy những tri thức bản địa riêng lưu truyền qua nhiều thế hệ, làm nên văn hóa đa dạng, độc đáo trong đời sống kinh tế - xã hội hiện đại.
Ngày 4/5, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2378/BTNMT-TNN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai thực hiện Nghị định số 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2020 của Chính phủ được ban hành nhằm quản lý thống nhất cát, sỏi lòng sông (bao gồm cả ở lòng hồ, cửa sông) từ khâu lập quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông theo quy định của Luật Khoáng sản, gắn với trách nhiệm bảo vệ lòng, bờ, bãi sông theo quy định của Luật Tài nguyên nước, trách nhiệm quản lý các hoạt động tập kết, kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông đối với các Bộ, ngành, địa phương liên quan.
Chiều 4/12/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tham dự có lãnh đạo một số Sở, ngành liên quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh; lãnh đạo UBND, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục thuế các huyện, Thành phố cùng hơn 50 đơn vị doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Các đồng chí Nông Văn Chiêm, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; đồng chí Đàm Văn Riểm, Phó Giám đốc Sở cùng chủ trì hôị nghị.
Có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản đá vôi sử dụng làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường, những năm qua, việc kinh doanh, chế biến, khai thác đá làm VLXD ở huyện Hạ Lang luôn là vấn đề được quan tâm. Để hoạt động khoáng sản đi vào nền nếp, bảo vệ môi trường, tránh lãng phí tài nguyên, huyện đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác đá làm VLXD thông thường trên địa bàn.
Vừa qua, có thông tin phản ánh tại địa bàn xóm Bản Riềng, xã Sơn Lộ (Bảo Lạc) có hiện tượng khai thác khoáng sản chì trái phép. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, thông tin này không đúng. Hiện nay trên địa bàn không có hiện tượng khai thác cũng như vận chuyển trái phép quặng chì ra khỏi địa bàn.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019 quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Ngày 9/7/2019, tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh gia tác động môi trường (ĐTM) do ông Thái Hồng Thịnh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì cuộc họp thẩm định Báo cáo ĐTM mỏ đá Kéo Thin, huyện Hòa An do Công ty Cổ phần khoáng sản Phú Tài làm chủ đầu tư.
Đến với Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu Non nước Cao Bằng, du khách sẽ có dịp khám phá nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể giá trị, trong đó có những giá trị sinh học quan trọng, với nhiều kiểu hệ sinh thái (HST), các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu.
Toàn tỉnh hiện có hàng chục mỏ khai thác đá, đây được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị lớn, đáp ứng về nhu cầu vật liệu xây dựng cho các công trình, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động tại các địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, đây cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, cháy nổ nên công tác quản lý mỏ đá đảm bảo an toàn cho người lao động khi tham gia khai thác và bảo vệ môi trường cần được các chủ mỏ đá đặt lên hàng đầu.